Sáng kiến ESG Việt Nam 2023: Các câu hỏi thường gặp (FAQs)

A – CÁC KHÁI NIỆM

1) ESG là gì?
ESG là cụm từ viết tắt của “Environmental” (Môi trường), “Social” (Xã hội), và “Governance” (Quản trị doanh nghiệp). Đây là khung đánh giá để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và tác động phi tài chính của doanh nghiệp.

2) Mô hình kinh doanh bao trùm là gì?
Mô hình kinh doanh bao trùm là mô hình kinh doanh huy động người thu nhập thấp tham gia trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; cung cấp hàng hóa, dịch vụ và sinh kế cho người thu nhập thấp trên cơ sở khả thi về thương mại và tạo ra các giá trị chia sẻ; trong đó, người thu nhập thấp có thể tham gia hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp với tư cách là nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà bán lẻ hoặc khách hàng. Xem chi tiết tại đây: Sáng kiến ESG Việt Nam 2023: Mô tả về mô hình Kinh tế tuần hoàn và mô hình Kinh doanh bao trùm.

3) Mô hình kinh tế tuần hoàn là gì?
Mô hình kinh doanh áp dụng giải pháp của mô hình kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường (Khoản 1, điều 142 Luật Bảo vệ Môi trường 2020). Xem chi tiết tại đây: Sáng kiến ESG Việt Nam 2023: Mô tả về mô hình Kinh tế tuần hoàn và mô hình Kinh doanh bao trùm

4) Những mô hình như thế nào thì được coi là mô hình kinh tế tuần hoàn đầu nguồn (upstream innovation)? 
Sáng kiến ESG Việt Nam 2023 tập trung vào các cách tiếp cận và giải pháp loại bỏ lãng phí và ô nhiễm đầu nguồn (upstream innovation). Các doanh nghiệp có thể đổi mới sáng tạo trong bao bì (khái niệm, định dạng, thành phần và lựa chọn vật liệu đóng gói), sản phẩm (công thức, ý tưởng, hình dạng và kích thước sản phẩm), dịch vụ và mô hình kinh doanh (mô hình phân phối, chuỗi cung ứng, địa điểm sản xuất, dòng doanh thu) để tránh phát sinh lãng phí và ô nhiễm ở các khâu thiết kế sản phẩm, sản xuất, và tái sử dụng/tái chế chất thải trở lại thành tài nguyên.
Xem chi tiết tại đây: Sáng kiến ESG Việt Nam 2023: Mô tả về mô hình Kinh tế tuần hoàn và mô hình Kinh doanh bao trùm.

B) VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH

5) Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký tham gia Sáng kiến ESG Việt Nam 2023 ở đâu?
Doanh nghiệp quan tâm nộp hồ sơ bản mềm qua địa chỉ: .

Các thông tin cần cung cấp bao gồm:

Phần 1. Thông tin chung

  • Thông tin tổng quan về doanh nghiệp
  • Thông tin liên lạc của cán bộ phụ trách hồ sơ

Phần 2. Mô tả mô hình kinh doanh bền vững, kế hoạch triển khai/nhân rộng và nhu cầu cần được hỗ trợ

  • Mục tiêu, vấn đề hoặc thách thức liên quan tới thực hành kinh doanh bền vững, kinh tế tuần hoàn, hoặc/và kinh doanh bao trùm mà doanh nghiệp đang muốn giải quyết là gì?
  • Cách tiếp cận/mô hình kinh doanh của doanh nghiệp giải quyết vấn đề này như thế nào?
  • Mô tả các tác động tích cực về môi trường và tác động – xã hội của cách tiếp cận/mô hình kinh doanh này?
  • Đánh giá tính đổi mới sáng tạo và khả năng nhân rộng của cách tiếp cận/mô hình kinh doanh này?
  • Mô tả mục tiêu và kế hoạch sơ bộ nhằm triển khai/đẩy mạnh thực hành ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) tại doanh nghiệp? Vui lòng chia sẻ các hoạt động và mốc thời gian chính.
  • Doanh nghiệp kỳ vọng nhận được những hỗ trợ gì khi tham gia Sáng kiến ESG Việt Nam?

Doanh nghiệp có thể cung cấp thêm tài liệu (Khuyến khích. Độ dài: Tối đa 15 trang A4 hoặc 30 slide) giúp Hội đồng đánh giá hiểu rõ hơn về: (i) Cách tiếp cận/mô hình kinh doanh áp dụng kinh tế tuần hoàn hoặc/và kinh doanh bao trùm của doanh nghiệpl (ii) Mục tiêu, kế hoạch, cam kết, và nguồn lực triển khai ESG tại doanh nghiệp

6) Doanh nghiệp nên sử dụng ngôn ngữ nào trong hồ sơ đăng ký?
Hồ sơ đăng ký có thể sử dụng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

7) Tài liệu đính kèm nên bao gồm những thông tin gì?
Chương trình khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp thêm tài liệu (đính kèm trong hồ sơ đăng ký) giúp Hội đồng đánh giá hiểu rõ hơn:

Cách tiếp cận/mô hình kinh doanh áp dụng kinh tế tuần hoàn hoặc/và kinh doanh bao trùm của doanh nghiệp, và
Mục tiêu, kế hoạch, cam kết, và nguồn lực triển khai ESG tại doanh nghiệp

Tài liệu này có độ dài tối đa 15 trang A4 hoặc 30 slide.

8) Doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực ưu tiên của Dự án USAID IPSC nhưng áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn hoặc/và mô hình kinh doanh bao trùm, có thể đăng ký tham gia Sáng kiến ESG Việt Nam 2023 không?
Doanh nghiệp có thể đăng ký tham gia. Lưu ý: Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trọng tâm của dự án USAID IPSC sẽ được ưu tiên. Các lĩnh vực này bao gồm: nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp chế biến và chế tạo, công nghệ thông tin, logistics, du lịch và sản phẩm hỗ trợ.

9) Doanh nghiệp đang tham gia, nhận hỗ trợ, hoặc gửi đề xuất tham gia một chương trình/dự án khác, có thể đăng ký tham gia Sáng kiến ESG Việt Nam 2023 không?
Doanh nghiệp có thể đăng ký tham gia. Lưu ý: Trong trường hợp nhiều doanh nghiệp được đánh giá ngang nhau theo bộ tiêu chí đánh giá, Dự án USAID IPSC sẽ ưu tiên các doanh nghiệp đang không nhận hỗ trợ tài chính từ các chương trình/dự án khác.

10) Doanh nghiệp chưa triển khai đánh giá và báo cáo ESG có thể đăng ký tham gia Sáng kiến ESG Việt Nam 2023 không?
Doanh nghiệp có thể đăng ký tham gia. Dự án USAID IPSC sẽ cung cấp đào tạo cơ bản về ESG cho các doanh nghiệp tham gia chương trình.

11) Doanh nghiệp tại đang trong quá trình chuyển đổi mô hình sang kinh tế tuần hoàn hoặc/và kinh doanh bao trùm có thể đăng ký tham gia Sáng kiến ESG Việt Nam 2023 không?
Doanh nghiệp có thể đăng ký tham gia. Trong hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp cần mô tả mục tiêu và kế hoạch sơ bộ (các hoạt động và mốc thời gian chính) nhằm triển khai/đẩy mạnh các thực hành kinh doanh bền vững này.

12) Sau khi nộp hồ sơ, tôi muốn cập nhật các thông tin trong hồ sơ thì làm theo cách nào?
Doanh nghiệp có thể cập nhật hồ sơ trước 17h ngày 16/04/2023 theo một trong hai cách sau:

  • Nộp lại hồ sơ bản mềm qua địa chỉ: https://bit.ly/ESGVN23, hoặc:
  • Gửi email tới địa chỉ: info@ipsc.vn. Tiêu đề email: [Tên doanh nghiệp] – Cập nhật hồ sơ tham gia Sáng kiến ESG Việt Nam 2023

13) Khi có thắc mắc trong quá trình nộp hồ sơ, tôi có thể liên lạc với ai?
Doanh nghiệp chọn trong những cách sau:

  • Gửi email tới địa chỉ: info@ipsc.vn.
  • Nhắn tin cho Dự án IPSC qua trang Facebook: https://www.facebook.com/usaid.ipsc
  • Gọi điện thoại tới đường dây nóng: 0932314888 (Gặp chị Tiên)

C) VỀ QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN VÀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP

14) Sáng kiến ESG Việt Nam 2023 đánh giá và lựa chọn doanh nghiệp nhận hỗ trợ dựa trên những tiêu chí nào?
Hội đồng đánh giá sẽ căn cứ vào các tiêu chí sau đây để đánh giá và lựa chọn các doanh nghiệp được nhận hỗ trợ từ Sáng kiến ESG Việt Nam 2023:

  • Hoạt động kinh doanh
  • Tác động của mô hình kinh tế tuần hoàn hoặc/và mô hình kinh doanh bao trùm được đề xuất
  • Tính đổi mới sáng tạo và khả năng nhân rộng
  • Mức độ cam kết và tính khả thi của kế hoạch triển khai ESG, chuyển đổi hoặc mở rộng kinh doanh bền vững của doanh nghiệp.

Xem chi tiết tại đây: Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp nhận hỗ trợ từ Sáng kiến ESG Việt Nam 2023.

15) Doanh nghiệp sẽ nhận được những hỗ trợ gì từ chương trình?
Sáng kiến ESG Việt Nam – Đợt 1 (năm 2023) sẽ cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn chuyên sâu với tổng trị giá lên tới 2 tỷ đồng cho Top 3 doanh nghiệp giành chiến thắng chung cuộc để triển khai hoặc nhân rộng các sáng kiến kinh doanh bền vững.

Top 10 doanh nghiệp xuất sắc nhất sẽ được đào tạo và tư vấn chuyên sâu trong 4-6 tuần để điều chỉnh hoặc hoàn thiện mô hình kinh doanh lồng ghép các yếu tố ESG.

Bên cạnh đó, tất cả các doanh nghiệp nộp hồ sơ tham gia và đáp ứng các tiêu chí của chương trình sẽ được đào tạo cơ bản nhằm nâng cao hiểu biết về ESG, và tiếp cận các đối tác trong và ngoài nước hỗ trợ hệ sinh thái kinh doanh bền vững.

16) Hỗ trợ kỹ thuật với tổng giá trị lên tới 2 tỷ đồng dành cho Top 3 doanh nghiệp giành chiến thắng chung cuộc có thể được sử dụng cho những hoạt động nào?
Trong khuôn khổ Sáng kiến ESG Việt Nam – Đợt 1 (năm 2023), Top 3 doanh nghiệp giành chiến thắng chung cuộc sẽ được nhận hỗ trợ chuyên sâu từ Dự án USAID IPSC nhằm thí điểm, triển khai, hoặc nhân rộng các sáng kiến ESG xuất sắc. Tổng giá trị tài trợ kỹ thuật cho cả 3 doanh nghiệp này lên tới 2 tỷ đồng.

Gói hỗ trợ kĩ thuật có thể gồm các hạng mục khác nhau, được xác định tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên cần đảm bảo mục tiêu giúp thí điểm, triển khai hoặc nhân rộng việc thực hành ESG hoặc mô hình kinh doanh bền vững. Một số hạng mục điển hình bao gồm:

  • Thuê chuyên gia tư vấn hoặc chuyên gia kỹ thuật đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp lên chiến lược hoặc triển khai hành động trong thời gian tham gia chương trình Sáng kiến ESG Việt Nam. Doanh nghiệp có thể đề xuất danh sách chuyên gia để Dự án USAID IPSC xem xét.
  • Mua sắm một số trang, thiết bị phù hợp, hoặc các công nghệ liên quan đến áp dụng đổi mới sáng tạo trong việc thí điểm, triển khai hoặc nhân rộng việc thực hành ESG hoặc mô hình kinh doanh bền vững của doanh nghiệp.
  • Tổ chức các sự kiện, tập huấn liên quan, hoạt động cho doanh nghiệp và đối tác trong chuỗi sản xuất và cung ứng của doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy tính tuần hoàn trong chuỗi cung ứng, hoặc khuyến khích sự tham gia của người thu nhập thấp, nhóm yếu thế trong chuỗi giá trị hoặc mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Các hạng mục khác sẽ được xác định tùy thuộc nhu cầu cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Top 10 doanh nghiệp xuất sắc nhất tham gia vòng Chung kết sẽ Top 10 doanh nghiệp xuất sắc nhất sẽ được nhận đào tạo và tư vấn từ Dự án USAID IPSC trong 4-6 tuần. Trong thời gian này, Dự án sẽ đồng hành và hỗ trợ quý doanh nghiệp hoàn thiện kế hoạch triển khai sáng kiến, đồng thời làm rõ và xác định nhu cầu cụ thể mà doanh nghiệp cần được hỗ trợ liên quan tới ESG và kinh doanh bền vững.

Gói hỗ trợ kĩ thuật KHÔNG bao gồm các hạng mục sau:

  • Nghiên cứu và phát triển sản phẩm/dịch vụ ở giai đoạn đánh giá tính tiền khả thi cho dòng sản phẩm/dịch vụ mới.
  • Cung cấp các học bổng cho lãnh đạo, cán bộ của doanh nghiệp không liên quan đến kế hoạch triển khai hoặc chuyển đổi sang kinh doanh bền vững hoặc mở rộng mô hình kinh doanh bền vững, cam kết hành động thí điểm để chuyển đổi/nhân rộng sáng kiến kinh doanh bền vững. 
  • Mua sắm trang thiết bị không liên quan đến thí điểm, triển khai hoặc nhân rộng các sáng kiến/kế hoạch triển khai ​​ESG.
  • Chi phí truyền thông, quảng bá (marketing-PR) thông thường của doanh nghiệp.

17) Gói hỗ trợ kỹ thuật với tổng giá trị lên tới 2 tỷ đồng dành cho Top 3 doanh nghiệp giành chiến thắng chung cuộc sẽ được giải ngân dưới hình thức nào?
Kinh phí sẽ không được chuyển trực tiếp cho Doanh nghiệp, mà được giải ngân thông qua kênh mua sắm của dự án USAID IPSC. Tổng gói hỗ trợ là 2 tỷ đồng có thể không phân bổ đều cho Top 3 doanh nghiệp giành chiến thắng chung cuộc, mà mức hỗ trợ sẽ được xác định dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp.

Dựa theo kế hoạch triển khai cụ thể, nhu cầu hỗ trợ và thống nhất với Top 3 doanh nghiệp thắng cuộc, Dự án sẽ tiến hành mua sắm các sản phẩm/dịch vụ cần thiết cho việc thí điểm, triển khai hoặc nhân rộng các sáng kiến ESG và mô hình kinh doanh bền vững của doanh nghiệp.

Lưu ý: Dự án ưu tiên cơ chế đồng đầu tư từ doanh nghiệp cho việc thí điểm, triển khai hoặc nhân rộng các sáng kiến ESG và mô hình kinh doanh bền vững được đề xuất.

18) Chương trình sẽ hỗ trợ việc thí điểm, triển khai hoặc nhân rộng các sáng kiến ESG và mô hình kinh doanh bền vững của doanh nghiệp trong thời gian bao lâu? 
Chương trình sẽ tập trung hỗ trợ Top 3 doanh nghiệp giành chiến thắng chung cuộc triển khai kế hoạch hành động trong vòng 3-6 tháng. Tuy nhiên, thời gian triển khai có thể linh động tùy theo kế hoạch cụ thể mà doanh nghiệp đề xuất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *